您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Al
NEWS2025-02-24 10:11:39【Thể thao】8人已围观
简介 Pha lê - 21/02/2025 08:30 Nhận định bóng đá g bảng sếp hạng ngoại hạng anhbảng sếp hạng ngoại hạng anh、、
很赞哦!(24564)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Radnicki 1923 Kragujevac, 22h00 ngày 21/2: Khó tin tân binh
- Hoàng Yến: 'Tôi không định cưới chồng lần thứ năm'
- Đàn ông nên hay không nên có mặt trong thời điểm vợ sinh nở
- Cô gái Pháp tha thiết tìm lại mẹ đẻ người Việt
- Nhận định, soi kèo Lille vs AS Monaco, 23h00 ngày 22/2: Mặt trận cuối cùng
- Có nên mua thêm đất vùng ven khi đã sở hữu ba bất động sản?
- Món 'trứng thế kỷ' 1.000 năm ở Trung Quốc
- Cát Tường tiếp tục làm MC 'Ghép đôi thần tốc'
- Nhận định, soi kèo Deportes Tolima vs America Cali, 08h20 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
- Ông lão Hà Nội 14 năm nhặt rác, tái chế thành vật hữu ích
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ
Tiếp sức các chiến sĩ nơi biên giới
Đại diện Nam A Bank và đối tác trao vật phẩm y tế cho đại diện Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông Ngày 20/08/2020, Nam A Bank cùng các đối tác đã trao hàng chục ngàn vật phẩm y tế phục vụ phòng chống dịch như: khẩu trang y tế, nước rửa tay kháng khuẩn… cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước - tỉnh có 260 km đường biên giới, dài nhất ở phía Nam nước ta.
Ngày 21/8/2020 tại Đắk Nông, tỉnh có đường biên giới giáp Campuchia dài 141 km, Nam A Bank cùng các đối tác tiếp tục trao tặng vật tư, dụng cụ y tế, hàng hóa thiết yếu cho đại diện Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Điều kiện sinh hoạt và huấn luyện, canh gác của các chiến sĩ nơi đây khá khó khăn; bộ đội biên phòng phải đối mặt với các nguy cơ từ côn trùng, rắn rết trong rừng cùng thời tiết khắc nghiệt quanh năm. Dù vậy, các chiến sĩ vẫn thường xuyên chia sẻ các vật phẩm hỗ trợ chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn… cho người dân ven đường biên, khách qua lại;nên lượng vật phẩm y tế các anh cần là khá lớn.
Đại diện Nam A Bank cho biết: “Thông qua những hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa thiết thực này, Nam A Bank mong muốn góp phần động viên, chia sẻ và tiếp sức kịp thời cho các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội, phòng chống dịch Covid-19 nơi biên giới.”.
Dự kiến, chương trình trao vật phẩm y tế của Nam A Bank và các đối tác sẽ tiếp tục đến với các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch Đà Nẵng, Quảng Nam.
Hướng về cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh
Theo chia sẻ từ đại diện Nam A Bank, ngân hàng đã tham gia và triển khai nhiều hoạt động chung tay cùng cộng đồng phòng, chống dịch Covid-19.
Với Liên hoan ảnh “Di sản và Bạn - Chiến thắng Covid-19”; mỗi tấm ảnh lan tỏa tinh thần lạc quan và nỗ lực đẩy lùi Covid-19 được gửi đến đều đóng góp 20.000 đồng vào chương trình để giúp đỡ những cá nhân, đơn vị gặp khó khăn do dịch bệnh.
Cũng trong 2 ngày 20-21/08/2020, Nam A Bank cùng một số đối tác thăm hỏi, tri ân, tặng quà cho nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp và Cần Thơ.
Đại diện Nam A Bank đến thăm NSƯT Phương Tùng tại TP Tân An, tỉnh Long An và các nghệ sĩ khác như NS Kiều Mỹ Dung, NS Thạch Sỹ Long… Nam A Bank cũng triển khai nhiều hoạt động khác hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đơn cử, Nam A Bank Đà Nẵng phối hợp cùng đối tác của Ngân hàng tham gia tài trợ 06 máy ATM gạo, 30 tấn gạo cho đại diện các quận, huyện tại TP Đà Nẵng.
Song song đó, Nam A Bank Đà Nẵng đã gửi tặng các nhu yếu phẩm và quần áo bảo hộ y tế phòng chống dịch cho Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam và Trường Tiểu học Lương Thế Vinh - thuộc Khu cách ly tập trung huyện Thăng Bình (Quảng Nam).
Trước đó, Nam A Bank đã trao tặng 10.000 bộ xét nghiệm Covid-19 có tổng giá trị 3,6 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM; trao tặng 2 phòng cách ly áp lực âm và 40 giường y tế với tổng trị giá 1,7 tỷ đồng cho Sở Y tế TP.HCM…
Cũng theo đại diện Nam A Bank, ngay từ đầu mùa dịch Covid-19 cho đến nay, ngân hàng đã chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe cho cán bộ nhân viên, khách hàng an toàn khi đến giao dịch và hỗ trợ khách hàng, những người có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện ổn định cuộc sống.
Đại diện Nam A Bank bày tỏ: “Bên cạnh đẩy mạnh kinh doanh, Nam A Bank đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hướng đến cộng đồng, góp phần chung tay cùng cả nước phòng tránh lây lan dịch bệnh, đồng hành cùng khách hàng phát triển kinh doanh, ổn định cuộc sống…”.
(Nguồn: Nam A Bank)
">Nam A Bank hỗ trợ Bộ đội Biên phòng chống dịch Covid
Mỗi tập “Hẹn ăn trưa” được phát sóng, khán giả truyền hình lại được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Tập 225 mới đây là khoảnh khắc yếu đuối của một cô gái khi nhắc lại mối tình cũ mà theo cô là ký ức ám ảnh.
Cô gái đó là Lại Đình Diệp Ngọc (37 tuổi, TP HCM), từng làm nhân viên khách sạn ngành du lịch nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh nên cô nghỉ và nộp hồ sơ xin làm bảo mẫu.
Cặp đôi của chương trình "Hẹn ăn trưa" tập 225. Diệp Ngọc chia sẻ, khách sạn cô từng làm có dịch vụ trông trẻ em, cô cũng thích các em nhỏ nên quyết định rẽ ngang. Hiện cô sống cùng bố mẹ.
Trong cuộc sống, Diệp Ngọc khá vui vẻ, hòa đồng nhưng hơi nhút nhát. Mỗi khi rảnh rỗi, cô hay ở nhà nghe nhạc.
Cô gái kể, cô có tình duyên lận đận. Quá khứ, cô từng yêu một người được vài tháng nhưng sớm chia tay.
Diệp Ngọc vừa nói xong đã bật khóc nức nở tại trường quay. Khi bà mối hỏi han, cô lau nước mắt và bắt đầu tâm sự về chuyện cũ.
Theo Diệp Ngọc, cô bị ám ảnh với người đàn ông đó. Mỗi khi nhớ đến là nước mắt cô tuôn không ngừng.
Bạn trai cũ của Diệp Ngọc có tính cách cục cằn, thô lỗ. Bất kể việc gì, anh cũng mắng nhiếc cô thậm tệ. Khi cô buồn chuyện gia đình hay công việc trục trặc, tìm đến anh giãi bày. Người yêu thay vì động viên lại buông lời cay đắng khiến cô hụt hẫng.
Thời gian yêu nhau, bạn trai chưa bao giờ biết thể hiện tình cảm hay mua tặng cô món quà nho nhỏ. Cô cho biết, mình không đòi hỏi hay yêu cầu cao sang nhưng thể hiện tình cảm cũng là cách vun đắp tình yêu.
Sau vài tháng hẹn hò, cô chán nản nên đã chấm dứt mối tình ngang trái, mang tổn thương lớn cho trái tim mình.
Văn Hiếu cũng từng sốc vì bạn gái bỏ đi lấy chồng. Chàng trai ngồi bên kia cửa sổ trái tim là Trương Văn Hiếu (39 tuổi – Tây Ninh), công tác tại một hãng xe ô tô ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Anh sống cùng mẹ và em út. Chàng trai này sở hữu ngoại hình hơi mũm mĩm. Văn Hiếu có điểm mạnh là thích nấu ăn, hòa đồng với mọi người.
Văn Hiếu kể, anh từng trải qua 2 mối tình. Một mối tình kéo dài 12 năm, anh chờ đợi người yêu cũ khi cô đi học tập, công tác tại nước ngoài.
Sau hơn chục năm gắn bó, bạn gái cũ bất ngờ thông báo sắp lấy chồng khiến anh ở Việt Nam bị sốc. Mối tình thứ hai kéo dài được 2 năm rồi tan vỡ.
Chàng trai Tây Ninh bày tỏ, cả hai mối tình không đi đến cái kết đẹp có lẽ do thu nhập của anh không ổn định. Anh còn bị gia đình bạn gái chê bai, “đũa mốc chòi mâm son”.
Sau hai mối tình đó, Văn Hiếu tạm dừng yêu đương và tập trung làm ăn. Thời điểm này, anh đã có tài chính vững vàng, mua được nhà, mở được một quán hải sản nên muốn tìm một nửa phù hợp để kết hôn.
Cánh cửa trái tim được mở ra, Văn Hiếu đã cảm nhận được sự rung động của mình dành cho bạn gái mới quen. Anh hi vọng sẽ cùng cô viết nên một chuyện tình đẹp.
Văn Hiếu chủ động hỏi han, chia sẻ tâm tư của mình với Diệp Ngọc nhưng cô gái lại e dè, khá ít nói.
Kết thúc chương trình, Văn Hiếu đã tạo được lòng tin với Diệp Ngọc, hứa sẽ cùng cô xây dựng mái ấm hạnh phúc. Cặp đôi bấm nút và nắm tay nhau ra về, đôi mắt ánh lên nhiều hi vọng về tương lai.
Chàng trai 22 năm làm từ thiện, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo
22 năm làm từ thiện, Thành Toàn cùng nhóm của mình xây dựng được 23 căn nhà tình nghĩa cho người nghèo.
">Hẹn ăn trưa 225: Chàng trai sốc khi bạn gái yêu 12 năm tuyên bố lấy chồng
Swiatek (trái), Muchova (phải) nhận danh hiệu tại Roland Garros 2023 (Ảnh: GI).
Muchova khởi đầu có chút chệch choạc khi mất break ở game đầu tiên giao bóng. Swiatek nhanh chóng nắm bắt thời cơ bứt phá và gia tăng áp lực lên đối thủ. Có thêm break thứ hai ở game 8, tay vợt người Ba Lan thắng dễ dàng 6-2 trong set đầu tiên.
Kịch bản cũ lặp lại ở set hai, Swiatek lại dẫn trước 3-0 sau khi có break ở game 2, nhưng lần này Muchova không chấp nhận đầu hàng. Tay vợt người CH Séc vùng lên, đòi break thành công ở game 5.
Sau đó thêm break ở game 9, Muchova mở ra cơ hội thắng set 2, dẫu vậy Swiatek đòi break thành công ở game 10. Đáng tiếc, nhà đương kim vô địch đơn nữ vẫn bất ổn trong khi cầm giao bóng. Để mất break ở game 11, Swiatek không còn cơ hội sửa sai khi Muchova chơi tốt trong game 12 và ấn định chiến thắng 7-5.
Muchova lật ngược thế cờ khi gỡ hòa tỷ số set 1-1, tay vợt người CH Séc bước vào set cuối với lợi thế tâm lý. Có break ở game đầu tiên, Muchova không thể bứt phá khi Swiatek đòi break ở game 4. Muchova một lần nữa giành lợi thế khi bẻ game vượt lên dẫn 4-3, tuy nhiên sau đó là ba game bất ổn của tay vợt hạng 43, cô để Swiatek lội ngược dòng thắng 6-4.
Swiatek thi đấu nhiều thời điểm chưa tốt ở trận chung kết (Ảnh: GI).
Sau khi bảo vệ thành công ngôi vô địch, Swiatek vẫn rất khiêm tốn, cô phát biểu: "Xin lỗi vì khiến mọi người khó chịu. Tôi sẽ cố gắng làm tốt hơn. Tôi thực sự hạnh phúc vì bây giờ chúng tôi có thể cảm thấy hài lòng và ăn mừng".
"Tôi thích ở đây. Về cơ bản, đây là địa điểm yêu thích của tôi trong lịch thi đấu"
Swiatek bước sang tuổi 22 tuổi chỉ 10 ngày trước, nhưng cô sớm trở thành tay vợt nữ vĩ đại của Roland Garros. Swiatek cùng với Monica Seles và Naomi Osaka là ba tay vợt nữ trong kỷ nguyên Mở giành chiến thắng trong bốn trận chung kết Grand Slam đầu tiên của họ.
Swiatek là người trẻ nhất kể từ Seles giành được các danh hiệu liên tiếp tại Roland Garros. Cô cũng là tay vợt trẻ nhất giành danh hiệu Grand Slam thứ tư kể từ khi Serena Williams đăng quang tại US Open 2002.
Ba lần đăng quang Roland Garros của Swiatek bằng thành tích trọn đời của Margaret Court, Arantxa Sanchez Vicario, Seles và Williams, thành tích của cô chỉ kém các có các cựu tay vợt Chris Evert, Steffi Graf và Justine Henin.
">Iga Swiatek bảo vệ thành công ngôi vô địch Roland Garros
Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
Đoàn từ thiện gồm 2 xe tải và 1 xe bán tải đã chở gần 5 tấn hàng vào vùng lũ. Chị Hà Phương kiểm tra lại số đèn pin trước khi chuyển đi. Đoàn từ thiện của chị gồm 10 người đi trên 3 chiếc xe tải, bán tải đã chở 5 tấn hàng (500 chiếc đèn pin, 300 áo phao, lương thực, thực phẩm…) vào cứu trợ vùng lũ. Quyết định vào vùng lũ của chị xuất phát từ một đêm “không ngủ nổi” sau khi xem tin tức về những người dân kêu cứu từ vùng lũ.
“Tối ngày 18/10, đọc những lời kêu cứu, xem hình ảnh người dân chống chọi với lũ, trái tim tôi như thắt lại. Tôi muốn làm gì đó cho miền Trung quê tôi”, chị nói.
Ban đầu, chị Hà Phương định kêu gọi người dân quyên góp, tài trợ áo phao để tặng bà con. Nhưng trong group từ thiện chị tham gia, mọi người đã kêu gọi được 1.000 chiếc áo phao vì vậy chị chuyển qua kêu gọi tài trợ kinh phí để mua đèn pin.
“Tôi theo dõi tin tức biết rằng, nhiều vùng bị cô lập, mất điện. Công tác cứu hộ, cứu nạn vào ban đêm sẽ gặp khó khăn nếu không có đèn pin. Nên tôi quyết định kêu gọi tặng đèn pin cho người dân”, chị nói.
Họ trao đèn pin, áo phao và nhu yếu phẩm cho người dân vùng lũ trong đêm 19/10. Chị Hà Phương chọn loại đèn pin đeo ở đầu để không vướng víu, cản trở công tác cứu nạn, cứu hộ. Bên cạnh đó, đèn phải loại tốt, thời gian chiếu sáng lâu để thực sự hiệu quả.
Chị liên lạc với rất nhiều đơn vị để gom đủ số lượng đèn có thể chiếu sáng liên tục được 8-12 tiếng, sạc tích điện sẵn, bà con có thể dùng được ngay. Giá mua theo số lượng lớn là khoảng 90 nghìn đồng/chiếc.
Sau khi tìm đủ số lượng, chị Hà Phương kêu gọi ủng hộ qua mạng xã hội. Nếu trường hợp nguồn tài trợ không đủ, chị sẵn sàng bỏ tiền túi để lo đủ số lượng 500 chiếc đèn pin. Bắt đầu từ 9h đêm 18/10 đến sáng ngày 19/10, 500 chiếc đèn pin đã được gom đủ.
“Đến hiện tại mọi người vẫn tiếp tục ủng hộ. Có những mạnh thường quân ủng hộ đến 100 chiếc nhưng kiên quyết giấu tên. Họ làm tôi rất xúc động”, chị nói thêm.
Kế hoạch chuyển số hàng vào Quảng Bình, Quảng Trị gặp khó khăn do ngày 19/10, tỉnh Hà Tĩnh cũng bị ngập trên diện rộng.
Nhiều đoàn cứu trợ bị mắc kẹt vì vậy đoàn của chị Hà Phương không thể vào được mặc dù rất cần kíp.
Hàng nghìn chiếc áo phao đã được gửi vào vùng lũ. Đường đi khó khăn buộc đoàn từ thiện chỉ có thể trao một phần quà cho người dân. Phần lớn hàng phải tập kết tại Hội Chữ thập đỏ và Ban Chỉ huy quân sự của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. “Lương thực, thực phẩm… có thể muộn 1, 2 hôm nhưng áo phao và đèn pin là những thứ cực kỳ cần thiết vì để cứu sinh. Tôi rất sốt ruột vì trời mưa to và chưa tìm được phương án chuyển vào. Thấy Hà Tĩnh có nhiều vùng bị cô lập nên chúng tôi đã quyết định chuyển tập kết đồ cứu trợ vào đây trước để cứu trợ cho người dân”, người phụ nữ này chia sẻ thêm.
3h30 chiều 19/10, đoàn từ thiện xuất phát từ Vinh vào xã Lộc Yên, Hương Khê, Hà Tĩnh – một xã bị cô lập, bao quanh là nước lũ.
6h30 tối, đoàn của chị Hà Phương có mặt tại vùng lũ. Họ tiến hành trao một phần đèn pin, áo phao và nhu yếu phẩm cho người dân. Phần còn lại họ trao cho Hội Chữ thập đỏ huyện Hương Khê và tập kết một phần hàng tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Hương Khê.
Theo kế hoạch, ngày 20/10, số hàng cứu trợ trên sẽ được lực lượng chức năng trao tận tay người dân các xã khác của huyện thông qua xuồng, ghe.
“Buổi tối không đủ phương tiện, nhân lực để trao hết cho bà con. Trước khi đi, chúng tôi cũng theo dõi tin tức nhưng vào đến nơi mới cảm nhận được thực trạng khủng khiếp như thế nào. Nước lũ bao vây mênh mông, phải đi xuồng mới di chuyển vào các xã bị cô lập. Người dân nhận quà cứu trợ họ rất xúc động”, chị Phương nói.
Về nhà đêm 19/10, ngày 20/10, chị Phương cùng đoàn từ thiện sẽ tiếp tục chuyển đồ cứu trợ từ Vinh vào các huyện khác của tỉnh Hà Tĩnh.
Theo chị Phương, các năm trước và năm nay, ngày 20/10 chị có khá nhiều sự kiện nhưng cách đây khoảng 1, 2 ngày, chị tạm dừng tất cả.
“Lúc tôi kêu gọi, phát động chương trình, chồng tôi cũng chung tay kêu gọi cùng vợ. Anh khuyên vợ không nên đi vì tình hình quá nguy hiểm. Nhưng khi tôi quyết định, anh vẫn rất ủng hộ.
Đôi lúc có chút chạnh lòng nhưng tôi nghĩ, bớt hoa quà, tiệc tùng… để dành những thứ đó cho những ngày sau lũ. Tôi cần làm việc trước mắt, để góp một phần giúp cho người dân”.
Cũng trong đêm 19/10, chị Nguyễn Phương Lê (ở đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và những người bạn của chị đang quay cuồng với các bao tải quần áo, nhu yếu phẩm.
Đêm 19/10, chị Phương Lê và bạn cũng tất bật với số hàng quyên góp được gửi đến. Từ ngày lũ về miền Trung, nhóm của chị đã cùng nhau quyên góp tiền để gửi cho người dân. Bên cạnh tiền, họ tiếp tục quyên góp nhu yếu phẩm, quần áo.
Sau đó, họ gửi cho các đoàn từ thiện mang vào tiếp ứng cho người dân vùng lũ.
Đồng hành cùng chị là những người phụ nữ ở chung cư cụm 90, 82 và 47 đường Nguyễn Tuân.
“Các năm trước, vào ngày 20/10, chồng tôi và các con thường mời mẹ đi ăn để chúc mừng nhưng năm nay tôi và mấy chị em cùng chung cư quyết định chuyển hoa, quà thành tiền để đi hỗ trợ miền Trung. Bên cạnh đó, bận quyên góp nhu yếu phẩm, chúng tôi cũng không còn thời gian cho các lễ kỷ niệm nữa”, chị nói.
Con gái chị Phương Lê giúp mẹ phân loại quần áo để gửi vào vùng lũ. Thông qua việc này, chị muốn con trở thành một "lá lành" có ý thức về sự chia sẻ. Thay vì khoe hoa, quà… trên mạng xã hội trong ngày lễ, chị Lê An (SN 1989, Sơn La) lại đăng rất nhiều quần áo, nước hoa, son… để đấu giá. Đây là những món đồ yêu thích chị mua được ở lần đi công tác tại Mỹ nhưng chưa có điều kiện dùng. Số tiền có được chị sẽ dành tặng cho người dân miền Trung.
“Sáng nay, mỗi người ở cơ quan tôi cũng ủng hộ 2 ngày lương. Khi trở về nhà, tôi thấy bản thân mình còn nhiều đồ nhưng chưa có cơ hội sử dụng đến nên tôi muốn tặng nó cho người dân đang gặp nguy khó”.
Nhiều người đã ủng hộ đồ ăn, vật dụng trước mắt cho người dân nên chị An quyết định dùng số tiền bán đấu giá được để quyên góp vào một quỹ xây nhà chống lũ cho người dân.
“Tôi biết đến mô hình này từ trước và thấy nó hoạt động hiệu quả nên muốn ủng hộ miền Trung về lâu dài”, chị nói.
Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm.
">Những phụ nữ nửa đêm vào vùng lũ: ‘Chúng tôi dành ngày 20/10 cho miền Trung’
Những cánh cửa chỉ mở một lần duy nhất. Đó là cách người ta thường mô tả về hệ thống tuyển dụng thủ cựu của Nhật Bản, nơi mà các sinh viên đại học có thành tích tốt nhất sẽ có được công việc với mức thu nhập đáng thèm muốn. Những người thành công trong quá trình tuyển dụng khắt khe của công ty sẽ được khen thưởng bằng một vị trí vững chắc trên nấc thang sự nghiệp. Số còn lại phần lớn phải chuyển từ công việc này sang công việc khác với mức thu nhập thấp, ít có cơ hội thăng tiến và thiếu sự ổn định.
Trong nhiều năm qua, tôi đã đọc được nhiều câu chuyện cuộc đời của một thế hệ được gọi là “lạc lối”. Đối mặt với cơ hội việc làm có hạn, nhiều người sống độc thân, không con cái. Điều tra dân số năm 2015 của Nhật Bản cho thấy có 3,4 triệu người trong khoảng 40-50 tuổi không kết hôn và sống cùng bố mẹ.
Vụ tấn công bằng dao tàn bạo vào tháng 5/2019, trong đó thủ phạm là một người đàn ông khoảng 50 tuổi thất nghiệp nhiều năm, sống cùng họ hàng, khiến tôi nghĩ đến việc nói về những người có cuộc đời gián đoạn bởi “kỷ băng hà thất nghiệp”.
Một tháng sau vụ tấn công, Chính phủ công bố kế hoạch giúp người dân thất nghiệp ở độ tuổi 20 có những công việc toàn thời gian, với mục tiêu hỗ trợ 300.000 người trong 3 năm.
Theo khảo sát của Chính phủ vào tháng 3/2019, Nhật Bản ước tính có khoảng 613.000 hikikomori ở độ tuổi trung niên. Hikikomori là một khái niệm thường được dùng để mô tả những người sống khép kín với xã hội, suốt ngày chui trong phòng ngủ của mình. Trong số những người ở độ tuổi ngoài 40, cứ 3 người thì có 1 người như vậy bởi vì họ không thể tìm được việc làm sau khi học xong.
Việc xác định đối tượng phỏng vấn không khó bằng việc khiến họ mở lòng với một nhà báo. Một lợi thế là chúng tôi ở cùng một thế hệ. Tuy nhiên, nhiều người vô cùng xấu hổ về việc họ đã thất bại trong việc trở thành một người thành công theo khuôn mẫu của cha mẹ họ. Vì thế, cuộc trò chuyện của chúng tôi rất khó xử và đau buồn.
Tôi đã rất vui khi một nhân viên xã hội giới thiệu cho một người đang phục hồi tâm lý để hoà nhập lại thế giới việc làm.
Vấn đề 8050
Michinao Kono từng nhốt mình ở trong nhà nhiều năm. Tháng 5/2019, một người đàn ông cầm dao đã tấn công một nhóm người đang đứng đợi xe buýt ở Kawasaki, làm thiệt mạng 2 người và làm bị thương 18 người khác, trong đó có hơn 10 học sinh. Sau đó, thủ phạm tự đâm mình tới chết. Các kênh truyền thông đưa tin về sự việc, ám chỉ tới “vấn đề 8050” – tức là những người Nhật trung niên, sống khép kín cùng với cha mẹ già.
Cái nhãn này đã được “dán” cho Kono, người đàn ông 45 tuổi, thất nghiệp và chưa bao giờ ra khỏi nhà. Anh cảm thấy bối rối với thành kiến của xã hội Nhật Bản khi coi những người như anh giống như những quả bom hẹn giờ. “Không có cơ hội để tôi phạm tội như thế, nhưng tôi nghĩ mình phải chấm dứt tình trạng này bởi vì tình hình kinh tế của tôi đang đi vào ngõ cụt” – anh nói.
Từ khi sinh ra, Kono đã được định sẵn để có một tương lai đầy hứa hẹn. Bố anh làm việc cho một doanh nghiệp huyền thoại của Nhật Bản. Ông kiếm đủ tiền để mua ô tô và một ngôi nhà có sân trước – một dấu hiệu của một gia đình giàu có ở nước này thời đó.
Bản thân Kono cũng theo học ĐH Kyoto – trường đại học lâu đời thứ 2 của Nhật Bản và là một trong những ngôi trường cạnh tranh nhất quốc gia. Tuy nhiên, việc thiếu các kỹ năng xã hội khiến anh trở thành một kẻ cô độc. Anh nói rằng đó là hậu quả của việc anh bị bắt nạt ở trường cấp 2.
Kono thường xuyên trốn học, đến nỗi 8 năm học đại học anh vẫn chưa tích lũy đủ số tín chỉ để tốt nghiệp. Điều này khiến anh không đủ điều kiện để tiếp tục học. Thời điểm đó rơi đúng vào “kỷ băng hà thất nghiệp”, vì thế anh thậm chí còn không cố gắng đi tìm việc. Bởi vì “ngay cả khi tôi cố, cũng sẽ vô ích”.
Anh sống cùng bố mẹ. Ngày tháng cứ thế trôi đi. Khi nào buồn chán, anh sẽ tham dự các buổi hòa nhạc của nhóm nhạc pop nữ Morning Musume. Anh tự mình đặt vé máy bay giá rẻ đi du lịch Đông Nam Á. Bố mẹ anh đã chi trả cho các khoản phát sinh, anh tự trả tiền cho những món đắt đỏ hơn bằng thẻ tín dụng, lên tới 28.400 USD trước khi bị vỡ nợ. Hiện tại, gia đình anh sống nhờ tiền trợ cấp của bố anh. “Tôi đã tự đào hố chôn mình. Tôi trốn tránh thực tế. Cuộc sống của tôi đã trật bánh khá nhiều”.
Giữa thời điểm dư luận Nhật Bản đang xôn xao về vụ tấn công bằng dao, Kono tình cờ gặp Takaaki Tamada – người đang điều hành một tổ chức phi lợi nhuận ở Kyoto. Nhiệm vụ của nhóm là tiếp cận những người ở tuổi trung niên, sống cùng cha mẹ già. “Chúng tôi phải kết nối với họ” trước khi các bậc phụ huynh qua đời và người con bị bỏ lại phía sau.
Mùa hè năm 2019, Kono nộp đơn xin làm công việc văn thư ở 3 nơi mà thành phố Takarazuka đã tạo ra để giúp những người bị “đóng băng” trong “kỷ băng hà thất nghiệp”. Anh không biết rằng mình sẽ phải cạnh tranh với 1.815 ứng viên khác trên khắp cả nước.
Kono không làm công việc nào trong 3 công việc này, bởi vì nó yêu cầu anh phải thuê nhà riêng để tránh mất 90 phút đi làm mỗi chiều. Hồi tháng 11 năm ngoái, anh đã nhận công việc rửa bát ở một nhà hàng ramen và hi vọng rằng nếu học được nghề, một ngày nào đó anh sẽ tự mở một quán ăn của riêng mình. Anh phải đứng nhiều giờ, thường phải làm việc đến quá nửa đêm và kiếm được khoảng 150.000 yên mỗi tháng, chỉ cao hơn mức lương tối thiểu một chút. Đến tháng Giêng năm nay thì anh nghỉ việc. “Nó đã đánh gục cơ thể tôi” – anh nói.
Theo lời mời của Kono, tôi tới Nara vào giữa tháng Giêng để tham dự một buổi họp của nhóm anh – nhóm những người cùng giúp đỡ nhau vượt khó. Anh không được trả lương cho công việc này nhưng công việc trưởng nhóm cũng giúp anh có thêm một dòng kinh nghiệm trong đơn xin việc.
Có 10 người trong nhóm nếu không tính Kono. Anh bắt đầu buổi họp bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình. Sau đó, một người đàn ông 33 tuổi kể rằng anh đã về quê được vài năm kể từ khi bỏ học thạc sĩ. Một người phụ nữ 46 tuổi đang sống cùng mẹ nói rằng, cô quá yếu để làm việc sau khi sống cô lập mình trong nhiều năm. Một người đàn ông 44 tuổi có bằng đại học tự hỏi rằng liệu anh có thể chịu đựng được bao lâu khi làm những công việc nặng nhọc như phát tờ rơi.
Một người đàn ông hơn 70 tuổi kể về cậu con trai - người mà kể từ khi trượt đại học cách đây hơn 20 năm đã nhốt mình trong phòng, hầu hết là xem tivi và lướt Internet. “Ông có nói chuyện với cậu ấy về công việc cậu ấy muốn làm trong tương lai không?” - Kono hỏi, ngồi khoanh tay trên bàn. Ông bố nói rằng họ từng nói chuyện đó một lần, nhưng không còn nói tới nữa. Khi Kono hỏi cậu ấy có bạn bè gì không, ông bố trả lời “không có”.
Cuộc hội thoại làm tôi nhớ tới chuyện Kono kể về việc bố anh từng làm phiền anh bằng cách nói tới việc làm và sau đó 2 người không còn nói về tương lai nữa. Sau đó, anh ấy ý thức hơn về việc bố mẹ mình sắp đi hết cuộc đời: bố anh không còn lái xe được nữa, còn lưng của mẹ anh thì ngày càng gù theo tuổi tác.
Sau khi dừng công việc rửa bát, Kono đã nộp đơn xin làm một số công việc văn thư trong cơ quan nhà nước. Anh bị từ chối 3 lần và đang chờ phản hồi từ những nơi khác. Các công ty tư nhân đang cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng của Covid-19, vì thế đây có lẽ là lựa chọn duy nhất của anh. “Đây là cơ hội cuối cùng để tôi tái hòa nhập xã hội”.
Người Nhật muốn từ 75 tuổi mới bị coi là già
Nhiều người Nhật cho rằng họ vẫn có thể tiếp tục làm việc sau 65 tuổi.
">Thế hệ trung niên thất nghiệp ăn bám cha mẹ ở Nhật Bản
Thị trường trở lại xu hướng giao dịch giằng co khi VN-Index tiến gần ngưỡng 1.300 điểm. Chứng khoán mở cửa trong sắc xanh, có lúc tiến gần 1.285 điểm vào giữa phiên sáng. Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng bị lực bán ép về sắc đỏ trước giờ nghỉ trưa.
Sang phiên chiều, lực mua thận trọng, trong khi bên bán cũng không hạ giá quyết liệt khiến chỉ số không biến động quá mạnh. VN-Index tăng giảm quanh tham chiếu, chốt phiên ở 1.281,44 điểm, thêm chưa tới 1 điểm (0,07%). VN30-Index cũng tích lũy 1,26 điểm (0,1%), đạt 1.323 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng giảm nhẹ.
Điểm nhấn của thị trường đến từ những nhóm cổ phiếu có câu chuyện riêng. Trong đó, hai mã sắp bị hủy niêm yết là HBC và HNG đồng loạt tăng mạnh.
Cổ phiếu HNG của HAGL Agrico tăng hết biên độ, dứt chuỗi 7 phiên không tăng trước đó. Mã này ghi nhận dư mua giá trần cuối phiên hơn 6,5 triệu đơn vị, với thanh khoản gần 4,4 triệu cổ phiếu. HBC của Xây dựng Hòa Bình cũng đóng cửa tăng gần 5%, hơn 4,5 triệu cổ phiếu được sang tay. Theo thông báo của HoSE, hai cổ phiếu này sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 6/9.
">Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình và HAGL Agrico tăng mạnh